C.hub
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Go down
Gáo Gáo
Gáo Gáo
Học sinh mới
Tổng số bài gửi : 29
Points : 87
Reputation : 0
Join date : 2017-04-09

Máy Móc Sẽ Thay Thế Bao Nhiêu Phần Trăm Công Việc Của Con Người? Empty Máy Móc Sẽ Thay Thế Bao Nhiêu Phần Trăm Công Việc Của Con Người?

Thu Apr 13, 2017 12:42 am
Không lâu sau khi đắc cử, vị tổng thống mới lập một hội đồng quốc gia nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của sự tự động hóa. Không nên có gia đình nào phải trả cái giá cho sự tiến bộ, ông tuyên bố, nhưng mọi người không nên xem sự tự động hóa như kẻ thù.

Lyndon B. Johnson wrote:“Nếu ta hiểu rõ, lên kế hoạch và áp dụng tốt sự tự động hóa, nó sẽ không phải là kẻ cướp việc hay kẻ phá gia cang của ta. Thay vào đó, nó có thể loại bỏ sự nhàm chán trong công việc và mang lại cho ta nhiều lợi ích hơn so với những gì ta từng có.”

Vị tổng thống Hoa Kỳ phát biểu những lời này là Lyndon B. Johnson, và đó là vào năm 1964.

Nửa thế kỷ sau, công nghệ tiến bộ với tốc độ chóng mặt. Thời đó, ngoài những nhà văn khoa học viễn tưởng ra, chẳng ai có thể tưởng tượng việc Amazon giao hàng bằng máy bay không người lái, quân đoàn rô-bốt làm việc tại các xưởng sản xuất ngày nay hay thuật toán được sử dụng để phát hiện bệnh ung thư. Nhưng ta vẫn lo lắng về sự tự động hóa. Ngày nay, mọi người vẫn tranh luận về ảnh hưởng của công nghệ đến nền kinh tế và đặc biệt là đến tương lai của công việc.

Việc ghi nhớ rằng nền kinh tế đã tiếp tục phát triển như thế nào và con người đã tiếp tục làm việc ra sao từ những năm 1960, ngay cả khi bản thân nơi làm việc đã bị tái định hình bởi công nghệ sẽ rất hữu ích. Không ai có thể tưởng tượng được những công việc mới thời nay, chẳng hạn như nhân viên phát triển phần mềm hay kỹ thuật viên MRI. Những công việc này đã thay thế cho những công việc lỗi thời, chẳng hạn như nhân viên trực tổng đài. Đó là xu hướng ta đã chứng kiến từ buổi đầu của Cuộc Cách mạng Công nghiệp hồi 2 thế kỷ trước, khi hơn 60% dân số Mỹ làm việc tại nông thôn; ngày nay con số này chỉ còn chưa đến 2%. Thế nhưng, chúng tôi vẫn không thể không tự hỏi: Liệu thời nay có gì khác không? Chúng tôi vừa công bố nghiên cứu mới về những ảnh hưởng tiềm tàng của sự tự động hóa, dựa trên phân tích chuyên sâu của hơn 2.000 hoạt động ở nơi làm việc của 800 công việc. Chúng tôi tập trung vào hoạt động bởi lẽ mọi công việc đều bao gồm rất nhiều hoạt động, mỗi hoạt động có thể được tự động hóa ở một mức độ khác nhau. Chẳng hạn như trong ngành marketing, một số công việc có thể dễ dàng được tự động hóa nhưng những công việc khác thì không.

Chúng tôi phát hiện ra rằng một nửa các hoạt động mọi người được trả lương để làm trong nền kinh tế toàn cầu có tiềm năng được tự động hóa bằng công nghệ hiện tại. Những hoạt động dễ tự động hóa nhất bao gồm thu thập, xử lý dữ liệu và những công việc chân tay trong các môi trường có thể dự đoán được như nhà máy, vốn chiếm 51% hoạt động công việc (không phải công việc) và 2,7 triệu tỷ đô-la tiền lương tại Mỹ. Những hoạt động này phổ biến trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ thực phẩm, giao thông, lưu kho và bán lẻ.

Nhiều công việc sẽ thay đổi hơn là được tự động hóa trong ngắn hoặc trung hạn. Chỉ một phần nhỏ công việc (khoảng 5%) có thể được tự động hóa hoàn toàn bằng những công nghệ đã được kiểm chứng trong 10 năm tới, mặc dù tỷ lệ này có thể cao hơn ở những nhóm công việc đòi hỏi kỹ năng tầm trung. Nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng khoảng 30% hoạt động trong 60% nghề nghiệp có thể được tự động hóa – và sẽ ảnh hưởng đến mọi người, từ thợ hàn, người làm vườn đến môi giới thế chấp đến các CEO. Chúng tôi ước lượng khoảng 25% thời gian của các CEO hiện tại đang được dành cho những hoạt động mà máy móc có thể thực hiện, như phân tích báo cáo và dữ liệu để đưa ra quyết định.

Tiềm năng của tự động hóa còn rộng mở hơn so với trước kia vì những công nghệ bao gồm robotics, AI, và machine learning ngày càng có thể thực hiện không chỉ những hoạt động chân tay, mà còn cả những hoạt động liên quan đến khả năng nhận thức, từ đọc khẩu hình miệng đến lái xe. Khi các công ty áp dụng sự tự động hóa, ta cần suy nghĩ nhiều về sự sắp xếp lại công việc trên diện rộng hơn là vấn nạn thất nghiệp, và ta cần trang bị cho mọi người những kỹ năng họ sẽ cần đến trong công việc tương lai – bao gồm khả năng tương tác chặt chẽ hơn với máy móc tại nơi làm việc. Những máy móc này có những khả năng như con người, bao gồm quản lý và phát triển con người, cùng với khả năng lập luận xã hội và cảm xúc.

Cùng quan điểm với Tổng thống Johnson, chúng tôi thấy rằng tự động hóa có thể đóng góp nhiều cho năng suất và sự thịnh vượng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự tự động hóa trong tương lai có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng năng suất toàn cầu từ 0,8-1,4% hàng năm, một sự đóng góp có ý nghĩa cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và bù lại cho những khó khăn về nhân khẩu của dân số già. Đối với những công ty trên thế giới, tự động hóa sẽ mang đến tiềm năng nắm bắt giá trị đáng kể – và không chỉ từ hoạt động thay thế lao động. Những công nghệ này cho phép cải thiện băng thông, chất lượng, thành phẩm, độ an toàn và cơ hội để mở rộng hoặc áp dụng những mô hình kinh doanh mới.

Tuy nhiên, chỉ vì một hoạt động trong công việc có thể được tự động hóa không có nghĩa là điều đó sẽ sớm xảy ra. Tốc độ và mức độ tự động hóa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tính khả thi về mặt công nghệ chỉ mới là một trong số đó; vẫn còn những rào cản lớn mà ta cần vượt qua, bao gồm cải thiện khả năng máy tính có thể tạo ra và hiểu được ngôn ngữ tự nhiên. Những yếu tố khác còn bao gồm các động lực của nguồn cung và cầu lao động. Ví dụ, nếu thị trường lao động có đủ số lượng các đầu bếp lương thấp, thì việc thay thế họ bằng các cỗ máy đắt tiền có thể không kinh tế cho lắm.

Các lợi ích kinh doanh mà sự tự động hóa đem lại khá rõ ràng: kết quả tốt hơn, thông minh hơn, không có lỗi, kèm theo đó là sự cải tiến, năng suất và tăng trưởng. Đối với những nhà làm chính sách, các vấn đề này còn phức tạp hơn. Họ nên đón nhận cơ hội cho nền kinh tế được hưởng lợi từ tiềm năng tăng trưởng năng suất của tự động hóa và đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư vào các tiến bộ và đổi mới. Đồng thời, họ phải thực hiện các chính sách giúp người lao động và các tổ chức thích nghi với những thay đổi trong công việc. Điều này có thể bao gồm việc đổi mới giáo dục và đào tạo, hỗ trợ thu nhập, củng cố mạng lưới an sinh và hỗ trợ sự chuyển dịch lao động. Trên hết, quan trọng là ta cần tập trung vào những kỹ năng cần thiết để phát triển trong thời đại mới này. Lịch sử đã cho ta thấy rằng sự cải tiến, đầu tư và phát triển tạo ra nhu cầu cũng như những công việc vốn từng bị xem là khoa học viễn tưởng.

Tác giả: James Manyika
Back to top
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum